Biện pháp thi công xử lý, sửa chữa chống thấm sàn sàn vệ sinh

Biện pháp thi công xử lý, sửa chữa chống thấm sàn sàn vệ sinh (Khu vệ sinh, khu bếp…) bằng vật liệu của Sika, Basf, Compernit…

I. Yêu cầu bề mặt trước khi bàn giao cho công tác chống thấm

– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật trong khu vực chống thấm như: bồn tắm, bệ wc, gạch – đá ốp sàn, vữa cán sàn ….

II. Quy trình thi công xử lý, sửa chữa chống thấm

1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm

– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, gạch lát sàn trên bê tông để trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…

– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.

– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.

2. Quy trình thi công chống thấm

– Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.

– Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.

Lưu ý:

– Với những bề mặt bê tông yếu chúng ta nên cán lên bề mặt một lớp vữa mỏng bằng xi măng cát vàng + Sika latex TH mác #75 để tạo bề mặt phẳng chống thấm

Sau khi lớp trám vá khô cứng ta tiến hành thi công chống thấm bằng màng tự dính hoạc khò dán theo quy trình cụ thể sau

Chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét: Sikatopseal 107, Masterseal 540, Sika Membrane

Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:

– Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bão hòa nước để tránh bê tông háo nước.

– Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH

– Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.

Bước 2: Thi công chống thấm:

– Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.

– Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).

– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2

– Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.

Bước 3: Những điểm cần chú ý:

– Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.

– Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp

– Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.

III. Lưu ý chúng

Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.

Xin chân thành cảm ơn !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi tư vấn Gọi ngay SMS SMS: 0914.941.989 Zalo Zalo: 0914941989